Sau hơn 1 tháng kể từ khi học Level 1, hôm nay mình lên Hà Nội học tiếp Level 2 + 3 trong ngày chủ nhật.
Đêm hôm trước mới cháy hết mình ở Show của Đen 27/5/2023 xong, hôm sau nài xe nắng cả ngày, mình sập vài ngày sau đó 😀
Tập xe thực sự rất mệt, tim đập binh binh liên tục báo “Bất thường”, chẳng trách đốt calo nhiều đến thế, ngang ngửa cardio cường độ cao!
Tổng quan về Khóa học Kỹ năng lái xe an toàn Motor Gymkhana Level 2 + 3
Ở 2 level này mình học theo nhóm nên nhìn chung là khá vui, có mỗi mình tui là con gái :P.
Anh Đông Trần ở lớp học mang năng lượng khá vui vẻ, hài hước, truyền đạt kiến thức dễ hiểu.
Mọi người được sửa trực tiếp và tập luyện cho đến khi nào “Chạm” hoàn thành được bài tập mới học thì mới chuyển sang bài kế tiếp.
Một ngày học khá vui và trọn vẹn của mình!
Ở Level 2, mình được học về Quan sát nâng cao:
1. Kĩ năng quan sát tiêu chuẩn.
2. Quan sát nâng cao: Tầm nhìn ngoại vi.
3. Cứu khi hố cua (Chửa).
4. Né chướng ngại vật khẩn cấp.
Ở Level 3, mình được học về Tư thế ôm cua nâng cao:
1. Ôm cua bằng thân trên.
2. Ôm cua bằng thân dưới.
3. Chuyển cơ thể trái phải không rung xe.
4. Né chướng ngại vật bằng thân trên.
Level 2: Kỹ năng Quan sát nâng cao
1.1 Kĩ năng quan sát tiêu chuẩn.
Chân – tay – tư thế – đầu.
– Luôn xoay đầu xoay cả cằm. Không ngoái mỗi đầu.
– Chú ý tư thế để chân ở gác chân, chỉ để nửa bàn đến gan bàn chân, không để thấp quá sẽ không có lực, cũng không nên để cao quá.
1.2 Quan sát nâng cao: Tầm nhìn ngoại vi.
– Nhìn theo góc 60 độ (mới) hoặc 90 độ.
Tầm nhìn ngoại vi để dự đoán tình huống, giúp mình có nhiều thời gian hơn để xử lý.
– VD: Nếu trên đường thì phải nhìn tới xe xa nhất (Ví dụ ở vị trí số 6 và xung quanh), thứ tự 6 5 4 3 2 1 chứ không phải nhìn mỗi xe đằng trước mình.
– Không nhìn theo đuôi xe của người khác.
1.3 Cứu khi hố cua (Chửa)
*Làm thế nào để không hố cua?
– Làm chủ tốc độ.
– Quan sát – Chú ý Line chạy và điểm vào cua.
– Đánh lái nghịch.
– Chú ý tư thế.
*Xử lý khi hố cua:
– Tay ga: Giảm hết ga.
– Mắt & đầu (Quan trọng nhất):
Xoay nhìn ngay sang hướng thoát cua (cấm nhìn thẳng hay xe đối diện).
– Tay: đánh lái nghịch về hướng thoát cua.
– Cơ thể: Thực hiện ngay tư thế số 3. Ko đc đè xe xuống sẽ trượt bánh ngay lập tức.
– Phanh: Nhá nhẹ phanh trước, nhưng ko đc làm giật cục bánh trước.
Quan sát nhanh, đi vào làn trong để tránh xe đi ngược chiều đâm phải.
1.4. Né chướng ngại vật khẩn cấp.
– Né sang trái hoặc phải chướng ngại vật (trong sa hình là cọc tiêu mô tả đuôi xe tải).
Sau đó áp dụng kỹ năng phanh khẩn cấp, chống cả 2 chân xuống.
Level 3: Tư thế ôm cua nâng cao
2.1. Ôm cua bằng thân trên
– Thân trên thả lỏng, dưới cứng trên mềm.
– Nghiêng bên nào thì tay bên đó cầm lui ra phía ngoài tay nắm, tay còn lại thả lỏng thả ra hết để xuống được sâu.
2.2. Ôm cua bằng thân dưới
– Mắt nhìn điểm line – đánh lái nghịch – mở háng, 2/3 mông ra ngoài.
Tốc cao 1 chút thì không bị trượt bánh hoặc đổ xe, vì lúc đó lực li tâm cân bằng xe rất khó đổ.
2.3. Chuyển cơ thể trái phải không rung xe
– Nhìn điểm line – khép bên chân đang mở – dịch chuyển mông (lê mông) nhẹ nhàng, mở chân.
2.4. Né chướng ngại vật bằng thân trên
– Thực hiện bằng cách tăng tốc thì chùng tay núp gió, giảm tốc thì thòng ga thẳng lưng.
(Đi tour cũng vậy, tăng tốc phải núp gió).
*Mở rộng: Cạ gối (Knee Down)
Tác dụng:
– Đo được độ nghiêng của xe & người vs mặt đất, cho phép nghiêng hơn nữa.
Khuyết điểm:
– Tập trung tư thế mở chân banh cạ gối, quên hết tư thế thân trên phải làm gì.
– Người ngồi quá thẳng, dồn hết trọng lượng vào bánh sau, dẫn đến ôm cua dễ trượt bánh sau.
Nhìn chung thì ở 2 level này mình học được khá nhiều kiến thức giá trị, đưa bản thân ra khỏi giới hạn và tâm lý sợ đổ xe.
Tiến trình Học – Hiểu – Hành cần thêm thời gian để rèn luyện, chinh phục em Heihei cũng như những cung đường lêu xinh đẹp đang chờ đón!
Comment